NSND Hồng Vân tiết lộ nguyên tắc trong đời sống hôn nhân với Lê Tuấn Anh
Mở màn chương trình là phần hiện sân khấu hóa lễ thiết đại triều Nguyên đán dưới triều Nguyễn. Lễ thiết triều là một nghi lễ triều hội của triều Nguyễn, tổ chức vào ngày mùng một tết với nghi thức thiết đại triều ở điện Thái Hòa và thiết thường triều ở điện Cần Chánh (bên trong Đại nội Huế).Đầu tiên là những nghi thức đại triều ở sân và bên trong điện Thái Hòa. Nhà vua từ điện Cần Chánh ra Đại Cung Môn và lên điện Thái Hòa để thân hành chứng lễ...Trong buổi lễ, các quan sẽ dâng biểu chúc mừng nhà vua một năm mới an khang. Nhà vua sẽ ban ân thánh chỉ thưởng tiền và yến tiệc cho các quan vào đầu năm mới. Hai ống súng lệnh đặt ngoài sân điện Thái Hòa sẽ được bắn lên chào mừng năm mới.Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, sau khi điện Thái Hòa hoàn thành trùng tu lớn vào năm 2024, dự kiến buổi lễ này sẽ được trung tâm thường xuyên tái hiện vào các dịp đặc biệt trong năm nhằm phục vụ du khách tham quan.Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục kéo dài trong suốt năm, theo định hướng 4 mùa, tập trung vào 4 nhóm chương trình với trên 150 sự kiện cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó, có trên 70 sự kiện chính.Bộ VH-TT-DL và các cơ quan T.Ư tổ chức 8 chương trình, sự kiện; TP.Huế chủ trì tổ chức 63 chương trình, sự kiện.Mỗi mùa lễ hội gắn với Năm du lịch quốc gia mang một chủ đề riêng, thể hiện sự đa dạng và phong phú của sắc màu văn hóa, thể hiện sự vươn mình của một cố đô xưa - thành phố trực thuộc trung ương ngày nay hòa quyện trong vận hội mới.Theo đó, lễ hội mùa xuân - "Xuân cố đô": với chuỗi lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, không gian văn hóa tết đặc sắc cùng các hoạt động vui chơi ngày xuân mang đậm dấu ấn kinh đô Huế xưa. Điểm nhấn là Festival võ thuật cố đô lần thứ I, chương trình nghệ thuật khai mạc năm du lịch quốc gia và sự kiện kỷ niệm 50 năm giải phóng Huế…Lễ hội mùa hạ - "Kinh thành tỏa sáng": tổ chức từ tháng 4 đến tháng 6 với điểm nhấn là chương trình nghệ thuật áo dài và Tuần lễ áo dài cộng đồng.Lễ hội mùa thu - "Huế vào Thu": tổ chức từ tháng 7 đến tháng 9, với điểm nhấn là chương trình Tết Trung thu, bao gồm các hoạt động: Hội đèn lồng quốc tế Huế 2025; Ngày hội quảng diễn lân - sư - rồng, trình diễn lân Huế và Hội rước đèn Trung thu đường phố.Lễ hội mùa đông - "Mùa đông xứ Huế": tổ chức từ tháng 10 đến tháng 12 gồm các chương trình mới tạo cho không khí mùa đông xứ Huế sôi động, ấm áp hơn, đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại cố đô Huế. Điểm nhấn là lễ bế mạc năm du lịch quốc gia và Festival âm nhạc quốc tế; chương trình nghệ thuật Countdown - Chào đón năm mới 2026.Năm du lịch quốc gia ngoài là một sự kiện kinh tế - xã hội; văn hóa - du lịch tiêu biểu, còn gắn với kỷ niệm 50 năm giải phóng Huế đồng thời khẳng định vai trò và vị thế của một thành phố trực thuộc T.Ư. Đây cũng là cơ hội để các di sản văn hóa của Huế được tập trung quảng bá, lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, với hạt nhân là các di sản thế giới tại cố đô.Dịp này, lãnh đạo TP.Huế cũng đã tổ chức tặng hoa cho những du khách đầu tiên "xông đất" Đại nội Huế trong ngày đầu năm mới.Bạn đọc viết: Nhếch nhác trước khu di tích Gò Ô Môi
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.
Cách phân biệt giữa công chứng và chứng thực khi giao kết hợp đồng
"Căn cứ không quân Luxeuil sắp được nâng cấp theo cách chưa từng có và đóng vai trò tối quan trọng trong lực lượng răn đe hạt nhân của Pháp", Tổng thống Macron phát biểu ngày 18.3. Nhà lãnh đạo Pháp nói thêm rằng căn cứ này sẽ cần khoản đầu tư lớn để tiếp nhận 2 phi đội máy bay phản lực Rafale có khả năng mang vũ khí hạt nhân, theo Politico.Pháp dự kiến sẽ đầu tư 1,5 tỉ euro vào căn cứ không quân Luxeuil-Saint-Sauveur. Đến năm 2035, Pháp đặt mục tiêu có chiến đấu cơ F5 Rafale cũng như tên lửa bội siêu thanh phóng trên không ASN4G. Đội ngũ nhân viên làm việc tại căn cứ sẽ tăng gấp đôi lên 2.000 người.Tổng thống Macron cũng xác nhận rằng nước này sẽ đặt mua thêm máy bay Rafale từ nhà thầu quân sự Dassault Aviation (Pháp), nhưng không nêu rõ số lượng. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết không quân Pháp sẽ cần thêm khoảng 20 chiếc Rafale nữa, bổ sung vào đội bay dự kiến sẽ đạt hơn 180 chiếc."Nếu chúng ta muốn tránh chiến tranh, đất nước và lục địa [châu Âu] của chúng ta phải tiếp tục phòng thủ, trang bị và chuẩn bị cho chính mình", ông Macron nói. Nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông sẽ sớm đưa ra thêm thông báo về việc tái vũ trang của đất nước.Tổng thống Macron cho hay Pháp quyết định đặt tên lửa hạt nhân hiện đại tại căn cứ không quân cách biên giới Đức chưa đầy 200 km. Động thái trên được đánh giá là một bước đi chiến lược của Pháp. Kế hoạch trên được đưa ra sau khi Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz cho biết ông muốn tổ chức các cuộc đàm phán về khả năng răn đe hạt nhân của Pháp vì quan ngại về sự hỗ trợ và cam kết của Mỹ đối với châu Âu.Đây không phải lần đầu tiên Pháp đề cập kế hoạch này. Hồi tháng 6.2023, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại và quốc phòng của Thượng viện Pháp Cédric Perrin từng nhắc đến kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân. Căn cứ Luxeuil-Saint-Sauveur đã lưu trữ vũ khí hạt nhân trong nhiều thập niên, cho đến khi các máy bay chiến đấu Rafale được chuyển đến một địa điểm khác vào năm 2011.
Anh đã đến gặp rất nhiều bác sĩ từ tiết niệu đến chuyên khoa tai mũi họng và thậm chí cả các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm.
Tài xế lái xe Lexus vượt ẩu, chạy sai luật còn 'cay cú' chèn đường xe khác
Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.